– Lễ ăn hỏi là một thủ tục quan trọng trong đám cưới nên ngoài chuẩn bị các nghi thức cần thiết, cô dâu chú rể cũng cần lưu ý đến những điều kiêng kỵ có thể mang lại xui xẻo, trắc trở trong ngày trọng đại và cuộc sống sau này mình.
– Vậy cần kiêng kỵ những gì trong ngày lễ ăn hỏi? Tại sao cô dâu chú rể cần kiêng những việc đó? Cặp đôi nên làm gì để tránh những điều những điều không may mắn trong đám hỏi? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
| Xem Thêm >>> Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Mà Cô Dâu Chú Rễ Nên Biết.
Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi.
1. Chọn ngày, giờ làm lễ ăn hỏi không tốt.
– Theo quan niệm dân gian, tổ chức cưới hỏi vào ngày xấu hoặc giờ xấu sẽ đem lại xui xẻo cho cô dâu chú rể. Vì vậy, hai bên gia đình cần xem kỹ ngày giờ để tổ chức lễ cưới, tránh những giờ, ngày, tháng và năm hung (xấu) hoặc không hợp tuổi hai vợ chồng để cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và ăn nên làm ra.
– Xem ngày, giờ tốt để làm lễ ăn hỏi cần phải xem ngày, tháng, năm sinh của cô dâu, chú rể. Giờ hoàng đạo thực hiện nghi lễ nhằm cầu may mắn, thuận lợi cho cặp đôi sau này.
2. Cô dâu không được hiện diện trước khi chú rể vào đón.
– Trong ngày lễ ăn hỏi, cô dâu cần bắt buộc ngồi trong phòng của mình và chờ chú rể vào đón. Nếu cô dâu xuất hiện trước toàn bộ khách quan trước khi chú rể bước vào sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép.
– Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau khi về nhà chồng, cô dâu sẽ không được xem trọng.
– Thời điểm thích hợp nhất để cô dâu ra mắt hai bên gia đình là khi nghi thức bê tráp hoàn tất.Sau khi nghe lời phát biểu lễ ăn hỏi của đại diện hai nhà, chú rễ sẽ đón dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi khách tham dự và làm lễ gia tiên.
3. Người chịu tang không nên tham gia.
– Việc chung vui cùng gia đình hai họ là điều cần thiết, tuy nhiên đối với những người đang trong thời gian chịu tang thì không nên tham gia.
– Đây là một trong những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi thường được lưu tâm nhất. Vì điều đó sẽ đem lại những điều không may cho buổi lễ.
– Ngoài ra người có bầu cũng được khuyên không nên có mặt, vì quan niệm rằng họ sẽ đem lại những điều xui xẻo. Tuy nhiên vấn đề này không quá quan trọng bởi nhiều người vẫn tin rằng nó đem lại may mắn, cầu chúc cho cặp đôi sẽ sớm có con đàn cháu đống.
4. Kiêng cưới hỏi khi nhà có tang.
– Từ trước đến nay, nếu gia đình có tang thì nên hạn chế tổ chức những cuộc vui, trong đó có đám cưới. Nếu vẫn tổ chức đám cưới, cặp đôi có thể gặp nhiều thiệt thòi về các khâu tổ chức đồng thời không may mắn về sau.
– Khi một trong hai gia đình có người mới mất, cặp đôi có thể cân nhắc chờ bỏ tang hoặc tổ chức cưới chạy tang. Cụ thể, nếu cặp đôi quyết định chờ bỏ tang mới tổ chức đám cưới, hai bạn cần lưu ý thời gian để tang ông bà là 1 năm còn với bố mẹ là 3 năm.
– Trường hợp không thể hoãn đám cưới, cô dâu chú rể có thể tổ chức cưới chạy tang khi người nhà bắt đầu đau ốm hoặc chưa phát tang. Tuy nhiên, số lượng khách tham dự sẽ hạn chế và đám cưới sẽ được tổ chức đơn giản hơn những đám cưới thông thường.
| Xem Thêm >>> Chi Phí Đám Cưới Siêu Tiết Kiệm Cho Cô Dâu Chú Rễ.
5. Kiêng dùng dao kéo trong lễ ăn hỏi.
– Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ tiến hành lại quả cho nhà trai như lời cảm ơn đến gia đình. Khi chia lễ vật lại quả, nhà gái nên kiêng kỵ dùng dao kéo vì có thể mang lại sự chia cắt cho cô dâu chú rể trong tương lai.
– Thay vì sử dụng dao kéo để chia lễ vật, nhà gái nên dùng tay để xé và chuẩn bị số lượng lễ vật chẵn (thường là 10) để vừa thể hiện thành ý với nhà trai vừa thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân.
6. Kiêng đổ vỡ trong lễ ăn hỏi.
– Trong ngày lễ ăn hỏi cũng như đám cưới, hai bên gia đình nên kiêng kỵ tối đa việc vỡ bát, cốc chén, vỡ gương hoặc gãy đũa vì điều này thường có thể hiện sự đổ vỡ trong hôn nhân.
– Để tránh đổ vỡ nhất có thể, hai nhà cần sắp xếp đồ vật dễ vỡ như bát đũa, cốc chén và gương gọn gàng, ngăn nắp và hết sức cẩn thận khi sử dụng những đồ vật đó để lễ cưới diễn ra suôn sẻ, cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn.
7. Không nên chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài.
– Những điều kiêng kỵ trong lễ ăn hỏi không thể không nhắc đến việc chuẩn bị bàn thờ gian tiên. Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ ăn hỏi, là nơi mà hai gia đình nói chuyện về buổi lễ trước sự chứng kiến của tổ tiên.
– Vì vậy, chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cho bàn thờ là thể hiện sự cung kính đến với những người đã khuất. Không những vậy nó còn cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu, chú rể những điều may mắn trong cuộc sống lứa đôi
– Trên đây là những điều kiêng kỵ mà các cặp đôi cần lưu ý trong ngày tổ chức lễ ăn hỏi để tránh xui xẻo và có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc cho sau này.
Nhận xét
Đăng nhận xét